Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

Bệnh vảy nến là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh vảy nến là gì

Bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính ở da, người mắc bệnh thường xuất hiện nhiều những triệu chứng như xuất hiện vùng da mẩn đỏ ửng hông bên trong có các vảy da màu trắng tự bong tróc. Bệnh tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại gây tự ti và khiến người bị vảy nến cảm thấy sợ chính bản thân mình. Bệnh có rất nhiều nguyên nhân và có thể mắc ở mọi độ tuổi nhưng chủ yếu là từ 20 tuổi. Tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến từ 1-2 % và tăng cao hơn nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh vảy nến. Nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh vảy nến thì con sinh ra có 40% là mắc bệnh. Bệnh vảy nến do di truyền thường nặng và thời gian bị bệnh cũng như điều trị lâu hơn so với người nhiễm bệnh vảy nến bình thường.
Bệnh vảy nến là bệnh gì
Hình ảnh bệnh vảy nến
>> Bài viết có thể bạn quan tâm: Bệnh ghẻ và cách điều trị <<

Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến

- Yếu tố di truyền là nguyên nhân chủ yếu mắc bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ. Bệnh vảy nến di truyền là do cơ địa của da bị rối loạn chuyển hóa hoặc sự phát triển hay kích thích quá mức của các mô tế bào biểu bì khiến da phát triển nhanh và gây nên vảy chết trên da. Nếu bố mẹ mà có tiền sử bị bệnh vảy nến thì con sinh ra có thể bị bệnh vảy nến và tình trạng bệnh thường nghiêm trọng hơn nhiều do ở trẻ nhỏ khả năng đề kháng kém. Trẻ bị mắc bệnh vảy nến thường có triệu chứng vảy nến toàn thân ở vùng lưng, bụng mặt hay cổ.
- Do sử dụng các loại thuốc: Một số loại thuốc gây rối loạn nội tiết tố hay rối loạn khả năng đề kháng của da có thể khiến người bệnh nhiễm vảy nến. Cũng có một số trường hợp do bệnh nhân tự ý điều trị và sử dụng thuốc sai khiến cho cơ thể bị kích ứng gây nên bệnh.
- Do nhiễm trùng hoặc do các bệnh ngoài da khác gây nên. Việc điều trị các bệnh ngoài da không triệt để khiến tình trạng bệnh mãn tính và biến chuyển có thể bệnh vảy nến như các bệnh về nấm móng tay, nấm móng chân, bệnh lang ben hay do nhiễm trùng da từ các vết thương.
- Bệnh vảy nến cũng có thể có nguyên nhân do áp lực hay stress kéo dài khiến cơ thể bị rối loạn làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm và dẫn đến bệnh vảy nến.
- Do sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể do thực phẩm hoặc hóa chất. Thực phẩm hoặc hóa chất chứa các loại protein hay các hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể nhưng cơ thể không hấp thụ hay đào thải được khiến cho hệ thống miễn dịch phản ứng lại và gây bệnh vảy nến.
Nguyên nhân bệnh vảy nến
Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh do yếu tố tự phát từ chính bên trong cơ thể chứ không phải bệnh lý do virut hay lây nhiễm vi khuẩn thông thường nên bệnh vảy nến không lây lan cho người bệnh. Nhiều người có suy nghĩ không đúng về bệnh bạch biến coi rằng là bệnh có thể lây lan và phát tán là hoàn sai và phản khoa học. Chính vì vậy những người mắc bệnh vảy nến không nên quá tự ti về bản thân mà cách li với xã hội hay ngại việc điều trị, điều này chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn.

Cách chữa trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến hiện nay vẫn chưa có cách nào điều trị triệt để cả, những cách điều trị hiện nay chỉ là giảm các dấu hiệu và tình trạng bệnh lý gây nên. Tùy vào mức độ của bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các cách điều trị phù hợp. Bạn muốn cách điều trị hiệu quả thì nên đi khám và điều trị tại phòng khám da liễu uy tín. Sau đây là một bài thuốc trị vảy nến mà bạn có thể áp dụng điều trị căn bệnh này.
Chữa vảy nến bằng bài thuốc dân gian
Cách chữa vảy nến bằng bài thuốc dân gian

Chữa vảy nến bằng bài thuốc dân gian

- Bài thuốc dùng muối trị vảy nến: Pha chút muối hột vào nước tắm, muối có tính sát khuẩn cao giúp vệ sinh da và diệt khuẩn rất tốt nên có thể hỗ trợ việc điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng phương pháp 2 lần một tuần vì do muối tính sát khuẩn cao nên dùng nhiều dẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi cho da và làm da khô khiến tình trạng bệnh vảy nến nặng hơn.
- Dùng dầu dừa điều trị bệnh vảy nến. Đây là cách làm mềm da, giảm tình trạng bong tróc da và giữ độ ẩm cho da hiệu quả. Cách làm rất đơn giản bạn chỉ cần dùng sau khi tắm, lấy chút dầu dừa thoa đều bàn tay rồi xoa và massage lên vùng da bị vảy nến cho tinh dầu thấm sâu vào da. Cách làm này rất hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến nên bạn có thể áp dụng 3-5 lần mỗi tuần.
- Chữa vảy nến bằng lá lốt: Lá lốt là một dược liệu có tính cay nồng sát khuẩn và diệt khuẩn cao nên có hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh vảy nến hiệu quả. Cách dùng lá lốt bạn có thể cho 3 lá lốt rồi vò nát đung sôi với, trước khi bắc ra cho thêm vài hạt muối. Lấy nước lá lốt này vệ sinh vùng da bị bạch biến thì tình trạng vảy da sẽ giảm rõ rệt.

Chữa vảy nên bằng thuốc bôi

Thuốc bôi điều trị vảy nến thường là dạng thuốc mỡ chứa chất kháng sinh và giảm kích ứng da. Công dụng chính của thuốc bôi là dưỡng ẩm, tăng cường sức đề kháng và ổn định lại cấu trúc cũng như chức năng của da.
>>Xem thêm: Bệnh zona thần kinh là gì ? và cách điều trị hiệu quả <<
Cách điều trị bạch biến hiệu quả
Điều trị bạch biến bằng UVA,UVB

Chữa vảy nến bằng biện pháp quang hóa điều trị

Đây là một trong những phương pháp mới trong việc điều trị bệnh vảy nến. Việc sử dụng tia UVA và UVB là tác dụng sâu và trực tiếp những tế bào gây bệnh vảy nến để tiêu diệt và phá hủy những tế bào gây bệnh. Sau đó sẽ sử dụng các loại thuốc bôi và uống để làm hồi phục cũng như ổn định chức năng của da. Đây hiện là phương pháp hiện đại trong việc điều trị bệnh vảy nến hiện nay.
Tốt nhất điều trị bệnh vảy nến bạn nên đi khám để bác sỹ có tư vấn chính xác về bệnh và hường điều trị phù hợp tránh điều trị tại nhà có thể dẫn đến phản tác dụng như dị ứng.
Bệnh bạch biến kiêng gì
Bổ sung rau xanh trong điều trị bạch biến


Một số lưu ý khi bị vảy nến

- Bạn nên vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày kết hợp với uống nước và dưỡng ẩm da
- Hạn chế căng thẳng mệt mỏi và stress thay vào đó bạn có thể tập thể dục, ngồi thiền và thư giãn để giúp sức đề kháng cơ tốt hơn
- Những người mắc bệnh vảy nến nên hạn chế các chất béo và nhiều đường mà nên bổ sung những chất khoáng và vitamin, omega 3. Việc chế độ ăn uống hợp ly sẽ giúp tình trạng bệnh vảy nến bạn không phát triển và giảm đi triệu chứng.
- Người mắc bệnh vảy nến tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu…
- Bạn nên phơi nắng nếu có thể sẽ giúp da khỏe hơn và nâng cao sức đề kháng của da

Trên đây là những chia sẻ về bệnh vảy nến nguyên và cách điều trị. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả. 
Xem thêm các bài ngoài da khác: Chữa bệnh ngoài da

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét