Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Cách trị mụn cóc ở tay bằng tỏi hiệu quả không ngờ

Câu hỏi: Thưa bác sỹ dạo gần đây em thường hay xuất hiện những nốt sẩn ở trên ngón tay và mu bàn tay. Những nốt mụn cóc này mọc dày và lây lan nhiều hơn gây mất thẩm mỹ. Em nghe nói rằng bệnh mụn cóc ở tay có thể dùng tỏi điều trị hiệu quả. Vậy bác sỹ có thể cho em biết trị mụn cóc ở tay bằng tỏi có hiệu quả không? và cách điều trị như nào ạ?
Để trả lời câu hỏi này cho bạn thì trước hết chúng ta nên tìm hiểu xem mụn cóc ở tay là gì và nguyên nhân gây bệnh mụn cóc ở tay.

Mụn cóc ở tay là gì ?

Mụn cóc là một bệnh lý ngoài da do virut HPV ( Human Papolloma) gây nên. Có rất nhiều tuýp thuộc virut HPV trong đó có cả bệnh mụn cóc sinh dục và virut gây ung thư cổ tử cung ở nữ. Nhưng tuýp HPV gây mụn cóc ở tay chân chỉ là một dạng lành tính, gây sần sùi, thô cứng và giáp da. Virut gây mụn cóc thường xâm nhập thông qua vết thương hở ở trên tay hay sự tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, hay nguồn gây bệnh…
>>>Xem thêm : Cách trị nấm móng tay bằng phương thuốc từ thiên nhiên<<

Mụn cóc ở tay là gì
Bệnh mụn cóc ở tay

Biểu hiện của mụn cóc ở tay

Mụn cóc ở tay thường xuất hiện hai loai là mụn cóc phẳng và loại mụn cóc thông thường.
Mụn cóc phẳng thường khó nhận biết vì mụn chỉ hơi nhô lên so với bề mặt của da, có màu vàng đục bề mặt phẳng không sần sùi hay thô ráp nên rất khó nhận biết. Đặc điểm mụn cóc phẳng đó là mọc theo từng dải hay vệt dài ở lòng bàn tay hay kẽ ngón tay, ít khi mọc ở mu bàn tay. Những mụn nước này có kích thước từ 1mm đến 5mm tùy vào mức độ và sự phát triển của mụn cóc. Những nốt mụn cóc phẳng gây phiền toái trong việc cầm nắm, cảm giác hơi đau nhức khi nắm tay hay cầm đồ vật. Ngoài ra bệnh còn gây mất tính thẩm mỹ do hình dạng mọc thành dải nên rất xấu xí.
Dấu hiệu nhận biết mụn cóc ở tay
Biểu hiện mụn cóc ở tay

Mụn cóc thường là những nốt mụn cóc mọc sần sùi trên da, những nốt sần này trông gần giống những vết chai ở trên da, nhưng thường có hình cầu dẹt và ở giữa mụn thường lõm vào. Những nốt mụn cóc thông thường này thường mọc rải rác, bề mặt nhô cao nhiều so với bề mặt da hay mọc ở những vị trí ngón tay, mu bàn tay sần sùi và thô ráp khi sờ vào. Những nốt mụn có kích thước từ vài milimet đến vài cm. Những mụn cóc ở tay khi chạm vào thường có cảm giác đau nhói rất khó chịu.
Bệnh mụn cóc bình thường không nguy hiểm hay ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nó chỉ đem lại sự khó chịu cùng với mất tự tin cho người bệnh do những nốt mụn cóc nhìn rất đáng sợ. Mụn cóc rất dễ lây lan do tiếp xúc nên bạn hạn chế tiếp xúc trực tiếp với vùng da khác hay người khác để tránh lây bệnh.
Với câu hỏi của bạn huy thì chúng tôi có câu trả lời như sau: Trị mụn cóc bằng tỏi là một trong những cách trị theo dân gian có tính khoa học nhất vì trong tỏi có tính chất diệt khuẩn cộng với lưu huỳnh sẽ giúp sát trùng hiệu quả. Ngoài ra trong tỏi còn có các chất oxy hóa, tăng sức đề kháng cho da. Bạn có thể tham khảo một số cách trị mụn cóc bằng tỏi sau đây:

Cách trị mụn cóc bằng tỏi

Điều trị mụn cóc bằng tỏi và mật ong

Cách thực hiện: bạn chuẩn bị 2 nhánh tỏi đã bóc vỏ sau đó giã nát ra, sau đó cho thêm vào hai thìa mật ong rồi trộn đều để được hỗn hợp sền sệt. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn cóc ở tay rồi sau đó mới bôi hỗn hợp tỏi và mật ong để điều trị. Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị mụn cóc đi kèm massage trong vòng 15 phút để bài thuốc dân gian phát huy hết tác dụng. Sau đó bạn có thể rửa sạch lại bằng nước ấm. Với cách điều trị này bạn thực hiện trong một tuần thì tình trạng mụn cóc trên tay của bạn sẽ giảm đi.
Cách chữa mụn  cóc bằng tỏi
Tỏi và mật ong điều trị mụn cóc

Cách trị mụn cóc bằng đắp tỏi

Đây là một trong những cách đơn giản nhất để điều trị bệnh mụn cóc ở tay. Với cách điều trị này bạn chỉ cần chuẩn bị 2 nhánh tỏi sống, cắt lát mỏng rồi sau đó lấy lát tỏi này đắp lên vùng da bị mụn cóc. Lưu ý bạn chỉ nên đắp vào vùng da bị mụn cóc tránh đắp lên vùng da lành có thể gây kích ứng, mài mòn da… Bạn chỉ cần kiên nhẫn thực hiện hàng ngày đắp tỏi 15 phút rồi vệ sinh lại làn da, thì sau khoảng 10 hôm thì những mụn cóc sẽ không còn nữa.
Dùng tỏi cắt lát điều trị mụn cóc ở tay
Tỏi cắt lát chữa mụn cóc

Lưu ý khi chữa mụn cóc bằng tỏi ở tay

- Bạn nên thử kiểm tra xem da mình có tương thích với tỏi không bằng cách đắp một nhánh tỏi lên da để tránh tình trạng dị ứng da do tỏi.
- Chỉ điều trị tại vùng da bị mụn cóc mà không nên để tỏi đắp lên vùng da bình thường có thể gây mài mòn, bỏng rát hay kích ứng…do quá trình điều trị lâu dài.
- Chống nắng kỹ càng lên vùng da điều trị mụn cóc vì có thể khiến da bị bắt nắng, thâm xạm do da khi điều trị bằng tỏi rất nhạy cảm.
- Chỉ điều trị mụn cóc khi tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, những trường hợp mụn cóc lớn và quá dày hay có những biểu hiện bất thường thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ.
- Hạn chế tiếp xúc với nước để tránh việc nhiễm trùng hay mưng mủ trong quá trình điều trị

Tham khảo một số cách chữa bệnh mụn cóc ở tay

Trị mụn cóc ở tay bằng phương pháp áp lạnh

Phương pháp áp lạnh là sử dụng nitơ lỏng xịt vào xung quanh vết mụn để gât chết tế bào xung quanh mụn. Các tế bào xung quanh mụn bị chết ngăn cung cấp dưỡng chất nuôi mụn, nên nốt mụn sẽ chết và bong ra sau vài ngày điều trị. Cách điều trị này thường áp dụng nốt mụn cóc ở chân, mụn cóc lòng bàn tay, những vùng da dày và ít mạch máu. Đối với điều trị bằng nitơ bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín chất lượng để việc điều trị hiệu quả và an toàn.
Cách chữa mụn cóc ở tay
Tiểu phẫu mụn cóc ở tay

Phương pháp tiểu phẫu điều trị mụn cóc ở tay


Điều trị mụn cóc ở tay bạn cũng có thể sử dụng cách phẫu thuật tiểu phẫu với những nốt mụn cóc nhỏ và dưới 2 cm để tránh gây nguy hiểm ảnh hưởng khác đến cơ thể. Quy trình thực hiện bác sỹ sẽ vệ sinh sạch sẽ vùng bị mụn cóc rồi gây mê vùng mụn cóc. Sau khi gây tê bác sỹ sẽ khoét và loại bỏ nhân mụn cóc.
Với những chia sẻ về cách điều trị mụn cóc bằng tỏi thì bạn có cái nhìn chính xác hơn về phương pháp và cách trị mụn cóc ở tay bằng tỏi. Nếu có triệu chứng gì bất thường hay câu hỏi gì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ của phòng khám da liễu để có câu trả lời và giải đáp thắc mắc.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Bệnh zona thần kinh là gì? Nguyên nhân biểu hiện và cách chữa

Bệnh zona thần kinh là gì?

Zona thần kinh là một bệnh do virut có tên là varicella zoster gây nên, đây là một virut gây bệnh thủy đậu. Người mắc zona thần kinh đều là người từng mắc bệnh thủy đậu trước và được điều trị khỏi.Virut zona thần kinh thường cư trú tại dây thần kinh trong cơ thể gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát tác. Khi phát bệnh thì tùy tùy mức độ bệnh zona nhẹ hay nặng mà có triệu chứng khác nhau. Nhưng người bị zona đềucó điểm chung là có mụn nước, cảm giác đau nhức nóng rát, bệnh nhân có thể bị sốt…

Nguyên nhân gây ra bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh là gì
Bệnh zona thần kinh
>>>Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân bệnh ghẻ <<<

Suy giảm chức năng của hệ miễn dịch

Hệ miễn nhiễm suy yếu rất dễ khiến cho người bệnh bị tấn công do các loại vi khuẩn cùng với virut gây căn bệnh zona. Lúc này, cơ thể mất khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh zona. Cho nên, bệnh có thể truyền nhiễm và bùng phát một cách dễ dàng. Hệ miễn nhiễm suy yếu thường gặp tại trẻ nhỏ, người ghép nội tạng, những người già, nhất là các đối tượng trên 50 tuổi.

Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn

Trẻ con là người luôn bị bệnh tình trạng hệ miễn nhiễm chưa phát triển đày đủ. Một khi hệ miễn nhiễm chưa phát triển thì không thể chống lại được những tác nhân gây căn bệnh, virut sẽ có khả năng tấn công và gây căn bệnh dễ dàng đối với bé.

Mệt mỏi và stress kéo dài

Đây là một trong những nguyên nhân mắc bệnh zona thần kinh. Khi gặp phải tình trạng stress trong thời gian dài, người bệnh sẽ liên tục tình trạng căng thẳng, thân thể mệt mỏi… chính các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận tiện cho các virut zona gây hại tấn công và gây ra căn bệnh zona thần kinh.

Những nguyên nhân khác gây bệnh zona thần kinh

Chúng ta có thể mắc phải zona thần kinh từ các lý do như da gặp phải tổn thương do dị ứng với các loại mỹ phẩm, sữa tắm… khiến cho vi khuẩn tấn công cùng lúc và gây bệnh zona thần kinh.

Khi nhiễm phải những căn bệnh như ung thư, Hiv/aids… thì tế bào da của bệnh nhân hay gặp tình trạng tổn thương, cùng với đó là khả năng miễn nhiễm cũng bị suy giảm. Chính những điều ấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho virut gây bệnh zona ngoài da tấn công và gây bệnh.
Triệu chứng bệnh zona
Triệu chứng mắc bệnh zona thần kinh

Triệu chứng khi mắc bệnh zona thần kinh

Giai đoạn đầu trước khi phát bệnh zona có một số dấu hiệu sau đây:
-Cơ thể người bệnh cảm thấy mệt mỏi đau nhức
-Có cảm giác đau đầu, sổ mũi như tình trạng bệnh cúm nhưng không phải
-Trên da có thể nổi một mẩn đỏ một số các vị trí
-Cảm giác bỏng rát đau nhói tại một số vùng da như ngực cổ, mắt, hông, quanh miệng
Giai đoạn sau phát bệnh chỉ sau giai đoạn đầu 12 tiếng. Biểu hiện giai đoạn này là:
-Bệnh zona phát tác trên da xuất hiện mụn nước chạy dọc theo dây thần kinh như vùng lưng, quanh mắt, miệng. Mụn nước mọc theo dải dọc dây thần kinh
-Khi mọc mụn nước cảm giác trên da sẽ cảm thấy nhức nhối, rát da, cũng có thể như bị kim đâm
-Mụn nước mọc nhanh và trong thời gian ngắn sẽ có thể lan ra và vỡ chảy nước nếu bệnh nhân gãi hay ma sát vào.
- Nếu chạm hay sờ phải mụn nước cảm giác rát và nhức tăng lên rõ rệt
-Ở tình trạng này nếu bệnh nhân không điều trị bệnh có thể nặng hơn gây viêm loét, bệnh lan dần thêm ra theo dây thần kinh. Đặc biệt bệnh có thể gây bội nhiễm và biến chứng đau dây thần kinh cho dù có điều trị khỏi.
Nhận biết được sớm các triệu chứng của bệnh để có cách điều trị kịp thời và hiệu quả nhất. Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh zona bạn nên đi khám hoặc sử dụng một số cách điều trị zona thần kinh sau đây.

Điều trị bệnh zona thần kinh

Cách điều trị bệnh zona thần kinh nhẹ

Cách chữa bệnh zona bằng đá
Dùng đá là một trong những cách điều trị sớm bệnh zona rất hiệu quả. Khi thấy triệu chứng của bệnh zona như nóng đỏ, rát ở da thì có thể sử dụng một cục đá lạnh áp lên bề mặt của vùng da nhiễm zona. Tính lạnh trong đá sẽ làm giảm tình trạng nóng rát và ngăn ngừa zona lây lan. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp khi zona chưa nổi mụn nước.
Cách chữa zona thần kinh bằng đá
Đá lạnh

Bổ sung vitamin C để điều trị bệnh zona thần kinh
Việc bổ sung vitamin C sẽ làm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp cơ thể có đủ khả năng kháng lại virut zona. Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua uống xê sủi dạng nén hoặc uống các loại thuốc vitamin. Với cách điều trị này bạn điều trị giai đoạn càng sớm hiệu quả điều trị càng cao.
Cách sử dụng tỏi điều trị zona thần kinh
Tỏi có tinh chất kháng sinh giúp diệt khuẩn và virut rất tốt, bạn có thể sử dụng một vài nhánh tỏi cắt lát rồi đắp lên vùng da bị zona thần kinh. Tỏi sẽ phát huy tác dụng rất tốt diệt khuẩn giảm ngứa và điều trị giúp vết zona xẹp mụn nước và giảm dần tình trạng mẩn đỏ. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng đắp tỏi lên vùng da bị zoan tránh lây vùng da khác có thể gây tình trạng ăn mòn da.
Dùng nha đam để điều trị bệnh zona thần kinh
Nha đam là chất có tính mát, làm mát da diệt khuẩn ngoài ra rất tốt nên rất phù hợp trong việc điều trị bệnh zona nhẹ. Sử dụng nha đam bạn có thể chuẩn bị sẵn 2 nhánh nha đam cắt bỏ gai cho ra hết nhựa rồi tách lấy phần thịt của nha đam. Sau khi tách được phần thịt cho cho xay nhuyễn cùng với 2 thìa mật ong. Bạn cho hỗn hợp này vào ngăn lạnh vừa giúp bảo quản vừa tăng khả năng làm mát, dịu da của công thức lên. Điều trị này bạn có thể làm 2 ngày mỗi lần hiệu quả sẽ làm tình trạng zona của bạn giảm đi rõ rệt

Cách điều trị bệnh zona thần kinh nặng

Khi zona thần kinh phát triển mức nặng, những vết viêm nhiễm, loét trên da cùng mụn nước phát triển ngày càng rộng và lan xa. Đối với tình trạng này bạn nên sử dụng các phương pháp điều trị bằng tây y hoặc sử dụng các cách điều trị hiện đại kết hợp.
Điều trị bệnh zona bằng thuốc
Điều trị zona theo đông y

Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh thần kinh zona
Điều trị bệnh zona thần kinh bằng phương pháp tây y là làm giảm những triệu chứng của bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cơ thể. Khi cơ thể nâng cao sức đề kháng bênh zona thần kinh cũng sẽ được chữa khỏi. Điều trị bằng tây y có thể sử dụng một số các loại thuốc sau đây:
Thuốc kháng virut dùng hỗ trợ điều trị kháng lại virut zona thần kinh
Thuốc chống nhiễm khuẩn ngăn ngừa và phòng trống những vết loét trên da hình thành và có thể nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm nặng hơn
Thuốc giảm đau khi tình trạng đau nhức của bệnh nhân quá đau hay ở trẻ em. Nhưng hạn chế sử dụng và cần được tư vấn bởi bác sỹ.
Thuốc làm dịu da đây là dạng thuốc bôi có tác dụng làm mát, dịu da tránh cảm giác nhức nhối khó chịu và đau nhức.
Thuốc chống viêm sử dụng khi tình trạng tổn thương da ướt bôi thuốc dạng mỡ giảm và chống viêm giảm tình trạng viêm và mưng mủ trên da do các vết loét.
Thuốc hạ sốt Thường hay áp dụng trẻ em nếu trẻ mắc zona thần kinh và sốt cao, uống ngăn ngừa tình trạng co giật ảnh hưởng tính mạng.
Điều trị zona theo vật lý trị liệu
Đây là phương pháp dùng cả thuốc kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu giúp nâng sức đề kháng cơ thể của bản thân người bệnh lên. Từ đó ngăn ngừa và phòng tránh bệnh zona thần kinh có thể quay trở lại tái phát.

Những lưu ý cho bệnh nhân bị zona thần kinh

-Không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh có thể làm ảnh hưởng sức khỏe khiến bệnh trở nên nặng hơn.
- Bệnh nhân bị zona thần kinh tuyệt đối không được gãi, cạo trầy sát, hay tự ý điều trị vì có thể khiến cho tổn thương bệnh zona gây nên càng sâu và nặng hơn.
- Vệ sinh vùng da bị zona sạch sẽ để cho vùng da khô và thoáng hạn chế nước và các chất tẩy rửa lên vùng da mắc zona thần kinh
- Nên mặc quần áo rộng để tránh việc quần áo ma sát lên mụn nước vùng da zona dễ gây viêm nhiễm lở loét nặng hơn
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá hay việc căng thẳng stress có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
 Mong với chia sẻ trên đây bạn có cái nhìn kỹ hơn về bệnh zona thần kinh từ lựa chọn được phương pháp điều trị kịp thời đúng nhất.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Bệnh móng chọc thịt và cách chữa trị hiệu quả

Móng chọc thịt là gì?

Móng chọc thịt hay còn được gọi cái tên khác là móng quặp hay viêm khóe móng.  Đây là hiện tượng móng chân ở hai bên khóe móng mọc cách bất thường chọc vào vùng thịt mềm hai bên móng gây tổn thương . Hiện tượng này có thể gây sưng tấy, mẩn đỏ viêm nhiễm hay chảy mủ.
Bệnh móng chọc thịt có thể gây khó chịu đau nhức thường xuyên cho người bệnh do móng luôn mọc tiếp tục đâm sâu vào vùng mô tổn thương. Đặc biệt bệnh móng chọc thịt gây khó khăn cho người bệnh khi đi lại đặc biệt trong mùa hè, bệnh nhân cần đi giày mà không đi được vì đau do móng chọc.
Móng chọc thịt là gì
Hình ảnh bệnh móng chọc thịt


Nguyên nhân móng chọc thịt

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh móng chọc thịt nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây
- Cắc tỉa móng chân không đúng cách, cắt móng quá sâu vào bên trong khiến móng phát triển ra đâm vào vùng thịt mềm
- Làm móng quá nhiều không đúng cách cũng có thể gây nên tình trạng móng chọc thịt. Do làm móng rất dễ gây tình trạng bung, viêm gãy móng vô tình làm xước viêm vùng ra rịa móng gây bệnh móng chọc thịt.
- Do đi giày chật: việc đi giày cao gót, mũi nhọn và mũi dép chật khiến tình trạng móng ma sát với da, móng bị ép đâm vào thịt.
- Ngoài ra bệnh móng chọc thịt cũng có nguyên nhân do tình trạng bệnh lý như nấm móng, bung móng, bệnh tiểu đường…. Phụ nữ mang thai cũng thường xuất hiện bệnh móng chọc vào thịt do tình trạng xuống máu, chân bị phù nề phần móng mọc lên đâm vào cùng da khóe móng do bị phù.
Nguyên nhân móng chọc thịt
Triệu chứng móng chọc thịt


Triệu chứng và biểu hiện móng chọc thịt

Triệu chứng đầu tiên của bệnh móng chọc thịt là cảm giác đau nhói, buốt nhất là khi vận động di chuyển. Bên cạnh đó bệnh còn xuất hiện triệu chứng như viêm nhiễm, sưng tấy đỏ, chân ra nhiều mồ hôi hơn. Tình trạng sưng viêm khiến móng chọc thịt càng trở nên tồi tệ do móng đâm sâu vào vùng viêm nhiễn dễ gây lở loét nhiễm trùng đi kèm mùi thối do vi khuẩn xâm nhập hoại tử.

Cách điều trị móng chọc thịt

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh móng chọc thịt như sử dụng thuốc bôi, uống, sử dụng tiểu phẫu điều trị, đốt laze móng trọc thịt…

Móng chọc thịt dùng thuốc gì?

Đối với móng chọc thịt việc đầu tiên là bạn cần sử dụng các loại thuốc sát trùng để vệ sinh sạch sẽ vết thương. Sử dụng nước muối ngâm chân pha loãng cùng dung dịch Dakin ngâm trong 20 phút để làm sạch vùng móng nhiễm bẩn tránh vi khuẩn xâm nhập.
Đối với trường hợp tình trạng móng chọc thịt bị nặng gây nhiễm trùng có thể kết hợp thêm các loại thuốc kháng sinh gồm thuốc bôi và thuốc uống để giảm tình trạng nhiễm trùng của bệnh. Tuy nhiên dùng thuốc chỉ tác dụng khi tình trạng bệnh móng chọc thịt nhẹ. Còn muốn điều trị tận gốc bệnh móng mọc ngược cần phải sử dụng phương pháp tiểu phẫu.
>>>Xem thêm bài viết: Cách trị bệnh nấm móng hiệu quả <<<
Tiểu phẫu móng chọc thịt
Hình ảnh tiểu phẫu móng chọc thịt


Tiểu phẫu móng chọc thịt

Việc tiểu phẫu móng chọc thịt khi tình trạng bệnh phát triển và nặng, móng bị hoại tử, viêm nhiễm nặng. Bác sỹ sẽ  gây mê vùng móng cần tiểu phẫu, sau đó loại bỏ những vùng móng bị hoại tử, thịt bị viêm nhiễm, rửa và làm sạch vết thương. Cắt bỏ một phần móng chọc thịt và tạo nên một bờ móng mới, kết hợp tiểu phẫu để tránh móng mới phát triển bình thường. Khâu và băng bó vết thương.
Sau quá trình tiểu phẫu bệnh nhân sẽ phải vệ sinh giữ móng sạch sẽ và khô ráo kết hợp thêm việc  uống thuốc kháng sinh tránh nhiễm trùng vết mổ. Đối với việc tiểu phẫu móng chọc thịt nên lựa chọn cơ sở uy tín, phòng khám bệnh.

Đốt laze móng chọc thịt

Là sử dụng tia laser loại bỏ phần móng quặp vào thịt khiến móng không bị cong quặp và chọc vào thịt nữa. Đây là một trong nhiều cách điều trị hiệu quả bệnh móng chọc thịt mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh do sử dụng tia laze nên bệnh nhân có thể bình phục nhanh chóng. Điều trị bằng phương pháp này đều khỏi hoàn toàn và không có triệu chứng bệnh tái phát hay trồi móng sau mổ.
Phòng tránh móng chọc thịt
Phòng tránh móng chọc thịt


Những lưu ý phòng tránh móng chọc thịt

- Không cắt móng sát khóe móng chân hay cắt móng cong vì có thể khiến móng mới mọc da chọc vào vùng thịt, bị quặp gây cong móng.
- Không nên đi giày quá chật hoặc bí hơi hay đi giày nhiều vì có thể khiến móng chân bị biến dạng gây đâm vào thịt, viêm nhiễm.
- Khi mới bị thấy hiện tượng sưng và móng chọc thịt có thể sơ chế tại nhà bằng cách dùng chỉ móc móng đâm vào thịt hay mọc bất thường ra nhét bông dưới để móng không đâm vào thịt.

- Nên vệ sinh chân sạch sẽ nhất thời tiết nóng ẩm, rửa chân hàng ngày có thể ngâm chân với nước muối.
Mong rằng với những chia sẻ trên các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan bệnh ngoài da móng chọc thịt và cách điều trị căn bệnh móng chọc thịt hiệu quả.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Tổng hợp cách chữa trị bệnh ghẻ ngứa hiệu quả

Cách chữa trị bệnh ghẻ ngứa

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa? Là từ khóa được kiếm tìm khá nhiều, tuy nhiên, mọi người không được tự ý dùng thuốc dù đó là thuốc bôi. Các loại thuốc trên thị trường  không bán theo toa người bệnh có thể tham khảo để điều trị và làm giảm triệu chứng của bệnh ghẻ ngứa. Tuy nhiên có những thuốc uống cần có sự chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số chiếc thuốc tây được sử dụng trong chữa bệnh ghẻ ngứa:
Cách chữa bệnh ghẻ bằng thuốc
Chữa bệnh ghẻ ngứa
Thuốc trị ghẻ ngứa D.E.P: Đây là dòng thuốc điều trị ghẻ được sử dụng nhất bởi vì nó ít độc tính và chi phí thấp trong việc điều trị. Tuy là một trong những dòng thuốc bôi có công dụng diệt ghẻ chiếc nhanh. Bôi trong 2-3 lần/ngày sau khi thực hiện làmsạch khu vực da mắc phải ghẻ.

Thuốc chữa trị bệnh ghẻ ngứa Benzyl benzoat : Đây là dòng thuốc dạng, bôi điều trị ghẻ. Cách sử dụng là dùng hai lần/ngày, các lần sẽ cách nhau 15 phút sau khi tắm rửa sạch sẽ.

Thuốc trị ghẻ nước Eurax (crotamintan) 10%: cách sử dụng bôi 6-10 giờ lần/ngày.

Thuốc bôi chữa ghẻ ngứa Lindane 1%: Đây là dòng thuốc bôi dạng kem để chữa bệnh ghẻ ngứa. cách sử dụng bôi một lớp mỏng lên vùng da mắc phải bệnh ghẻ ngứa sau 8 giờ rửa lại với nước sạch. Thuốc này có khá nhiều tính năng phụ do đó không được sử dụng phụ nữ mang thai hay đang chocon bú và trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi.

Thuốc chữa trị ghẻ ngứa: Trong trường hợp người mắc phải ngứa với mức nặng bắt buộc phải sử dụng đến 1 số loại thuốc với phần tử giảm ngứa va kháng sinh như Histamine HI: Chlorpheniramine,Hydroxyzine, ... Theo chỉ định của chuyên gia.

Những cách chữa trị ghẻ ngứa đơn giản từ lá cây

Cách trị ghẻ ngứa từ thiên nhiên rất đơn giản bởi chỉ từ lá cây điều trị ghẻ ngứa dễ kiếm đã có một bài thuốc chữa trị ghẻ hiệu suất cao. Mặc dù chức năng không được kiểm chứng tuy nhiên, từ nhiều đời hiện nay đã được tin sử dụng vì độ lành tính, tiết kiệm.

Bài thuốc chữa bệnh ghẻ ngứa bằng lá xoan

Lá xoan trong Đông y được dùng là phương thuốc chữa một số ít căn bệnh da liễu trong đó có căn bệnh ghẻ, rôm sẩy...Với tính đắng, mát nhưng với tính độc nên cảnh báo ko được để nước lá xoan dây vào mặt, mồm hay mắt.
Bài thuốc chữa bệnh ghẻ bằng lá xoan
Chữa bệnh ghẻ bằng lá xoan
Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá xoan rửa sạch rồi đem đun sôi rồi lấy nước để tắm mỗi ngày. Hoặc chuẩn bị một nắm lá xoan, lá cây kiến cò, lá sả và cây ngủ ngày đem rửa sạch nấu cùng 2,3 lít nước đun sôi kĩ. Sau 30 phút đợi nguội rồi dùng để ngâm vùng da mắc phải ghẻ ngứa hoặc dùng để tắm.

Cách chữa ghẻ nước bằng lá đào

Lấy 1 nắm lá đào rửa sạch, hâm sôi pha với nước nguội dùng để tắm hằng ngày, bã lá đào có thể cọ xát nhẹ lên khu vực da bị ghẻ nước. Lá đào có tác dụng giảm mẩn ngứa, diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng, không riêng gì bệnh ghẻ mà những căn bệnh ngoài da khác ví dụ như rôm sẩy, mề đay đều sử dụng được với lá đào.

Bài thuốc chữa trị bệnh ghẻ ngứa bằng lá bạch đàn

Cũng giống như hai phương pháp trên, lá bạch đàn dùng để tắm mỗi ngày. Tinh dầu trong lá bạch đàn giúp diệt khuẩn rất tốt đặc biệt trong điều trị bệnh ghẻ. Bạn có thể dùng lá bạch đàn để tắm hoặc ngâm vùng da bị ghẻ. Đây là phương thuốc dân gian chữa trị ghẻ hoàn toàn an toàn mà hiệu quả.

>>Xem thêm bài viết: Triệu chứng của bệnh nấm móng<<
Chữa bệnh ghẻ ngứa bằng lá bạch đàn

Cách trị bệnh ghẻ ngứa bằng sử dụng lá mướp

Lấy 7-8 lá mướp đem rửa sạch, giã nhuyễn cho thêm một thìa muối hạt rồi đắp lên khu vực da gặp phải ghẻ nước trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Làm mỗi ngày 2 lần trong một tuần lễ sẽ giảm được cảm giác ngứa ngáy của căn bệnh ghẻ ngứa.

Cách chữa bệnh ghẻ ngứa bằng thuốc nam

Những bài thuốc nam chữa trị ngứa nhiều phần rất lành tính, cả trẻ em và người lớn đều có thể thể sử dụng được. Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa ghẻ, bệnh nhân gặp phải ghẻ ngứa hoàn toàn có thể áp dụng:
Chữa bệnh ghẻ ngứa bằng đông y
Bài thuốc trị ghẻ từ đông y

- Dùng vỏ cây nhãn thái lát, lá trầu ko vò nát, chút phèn chua cho vào nồi hâm sôi với một ít nước cho tới lúc còn một nửa. Sau đó lọc phá bã giúp vào lọ chai lọ thủy tinh, bảo quả nơi khô thoáng. sử dụng bôi lên da bệnh hằng ngày, sáng và tối thì bệnh ghẻ sẽ không còn.
- Vỏ cây xoan, quả bồ kết phá hạt thái lát sao vàng. Giã mịn 2 vị thuốc trên trộn cộng một ít dầu vừng. Bôi ngày 1-2 lần lên chỗ ngứa.
- Cây kiến cò và rễ cây muồng trâu cho thêm một chút rượu trắng 45 độ. Những vị thuốc này cắt ngắn, đập dập rồi ngâm trong rượu một tuần lễ. Lấy bông tăm tẩm hỗn tạp này bôi lên chỗ ghẻ ngày gấp đôi sáng và tối. Thực hiện một tuần dấu hiệu bệnh ghẻ sẽ không còn.
Trên đây là tổng hợp cách điều trị bệnh ghẻ lở hiệu quả hiện nay, mong những chia sẻ của chữa bệnh ngoài da an toàn về cách chữa trị này bạn sẽ lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh ghẻ hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể coment ở dưới để chúng tôi tham khảo và giải đáp.